Liên kết nội bộ (internal link) là gì? Tại sao nó quan trọng?

Reading progress

Liên kết nội bộ (internal link) là liên kết từ trang A đến trang B, và cả hai trang A cũng như B đều thuộc về cùng một tên miền.

Mọi website đều có liên kết nội bộ. Nhưng cái mà hầu hết mọi người không nhận ra là — khi được sử dụng một cách có chiến lược (strategically) — các liên kết nội bộ có thể thúc đẩy đáng kể vị trí của trang trên máy tìm kiếm. Nó là một kỹ năng quan cần rèn giũa nếu bạn muốn viết bài chuẩn SEO.

1. Tại sao internal link lại quan trọng với Google?

Google sử dụng các liên kết nội bộ để giúp nó phát hiện ra các nội dung mới. Giả dụ bạn vừa xuất bản một bài đăng mới, và quên không liên kết đến nó từ bất kỳ trang nào khác trên trang của bạn. Nếu giả sử là trang đó không có trong sitemap của bạn nữa, và nó không có bất kỳ backlink nào, thế thì Google không biết rằng trang mới đó có tồn tại. Và đó là lý do vì sao bọ quét của Google không thể tìm thấy nó. Trang mà không có liên kết nội bộ nào trỏ tới nó còn được biết với tên trang mồ côi.

Liên kết nội bộ là gì?

Còn dưới đây là điều Google nói:

Google phải liên tục tìm kiếm các trang mới và bổ sung chúng vào danh sách các trang đã biết. Một số đã được biết trước vì Google đã quét (crawled) chúng trước đấy. Một số trang khác được khám phá ra là khi Google đi theo một liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới.

Internal link cũng hỗ trợ cho dòng chảy PageRank quanh trang web. Đây là một vấn đề lớn. Nói chung thì một trang có càng nhiều liên kết nội bộ, PageRank của nó càng cao. Tuy nhiên, câu chuyện này không chỉ là về số lượng mà thôi; chất lượng của liên kết cũng đóng vai trò quan trọng.

Dưới đây là cái nhìn mô phỏng đơn giản cách mà PageRank làm việc:

Trang D có PageRank hơn trang E nhờ chất lượng link trỏ đến, vì trang trỏ tới trang D là trang A có PageRank cao hơn trang B – là trang trỏ tới trang E. Trang C có PageRank cao hơn trang D nhờ chất lượng link trỏ đến, để ý sẽ thấy trang C có 2 trang trỏ đến là A và B, trong khi trang D chỉ có 1 trang trỏ đến, đó là trang A.

2. Thiết lập chiến lược internal link

Internal link và external link: Mọi website đều bao gồm các liên kết internal và external. Internal link kết nối các trang và bài đăng trên cùng website, còn external link kết nối trang của bạn tới website khác. Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào internal link và chúng có ý nghĩa gì với SEO. Nếu bạn muốn nhận được nhiều external link hơn trỏ tới website của bạn, hãy đọc bài viết xây dựng liên kết.

Điều rất quan trọng với SEO website là đánh giá và cải thiện chiến lược internal link một cách thường xuyên. Bằng cách bổ sung internal link phù hợp, bạn đảm bảo được Google hiểu:

  • sự liên quan của các trang;
  • mối quan hệ giữa các trang;
  • và giá trị của trang.

2.1. Đầu tiên: cấu trúc lý tưởng cho trang của bạn

Chúng tôi luôn khuyên các chủ trang web tưởng tượng trang web của họ giống như kim tự tháp. Trên đỉnh của nó là trang chủ, bên dưới là các thư mục (categories), và bên dưới nữa là các trang và bài đăng riêng lẻ (có thể có các thư mục con / subcategories nằm ở giữa).

cấu trúc blog kim tự tháp

Nếu bạn làm đúng, menu website của bạn phải phản ánh đước cấu trúc này. Trong bài hướng dẫn về cấu trúc website, bạn có thể học cách tạo cấu trúc trang tốt nhất cho trang của bạn.

2.2. Nội dung quan trọng nhất của bạn là gì?

Vì thế, bạn phải xác định được nội dung quan trọng nhất trên trang của bạn là bài nào. Nếu bạn không chắc, hãy tìm hiểu thêm về nội dung nền tảng / trọng tâm (cornerstone content). Nói một cách ngắn gọn, thì đó là nội dung tốt nhất và đầy đủ nhất của bạn; nó là nội dung trọng tâm của doanh nghiệp bạn. Đấy là nội dung bạn muốn mọi người tìm thấy khi họ tìm kiếm chủ đề hoặc sản phẩm mà bạn chuyên về.

Vì bạn muốn Google biết rằng đó là nội dung quan trọng hàng đầu của bạn, bạn cần bổ sung nhiều link cho nó. Có nhiều vị trí khác nhau để từ đó bạn có thể liên kết đến nội dung nền tảng của bạn. Ở đây chúng tôi đưa ra các tùy chọn phổ biến nhất, từ các bài post của bạn cho đến các điều hướng trên trang.

2.3. Thêm internal link theo ngữ cảnh

Khi bạn viết nhiều bài về một chủ đề nào đó, bạn phải liên kết chúng với các bài khác. Điều đó sẽ cho Google và người dùng thấy rằng các bài viết này có chủ đề liên quan đến nhau. Bạn có thể liên kết trực tiếp từ các câu trong bài viết hoặc bổ sung liên kết ở cuối bài viết (như kiểu bài xem thêm/đọc thêm).

Hơn nữa, bạn muốn cho Google thấy bài viết nào là bài nền tảng của bạn: bài viết hoàn chỉnh nhất về chủ đề đó. Để làm như vậy, bạn phải bổ sung liên kết đến bài nền tảng trên tất cả các bài viết về chủ đề đó. Và không được quên liên kết ngược trở lại (link back) từ bài viết nền tảng về bài viết cụ thể.

Liên kết theo ngữ cảnh: một ví dụ

Trên blog của mình, chúng tôi có một bài viết là nội dung cốt lõi với tiêu đề “hướng dẫn toàn diện khi thực hiện nghiên cứu từ khóa”. Chúng tôi muốn bài đăng này được xếp hạng cao trên máy tìm kiếm Google cho tất cả các truy vấn liên quan đến [nghiên cứu từ khóa].

Vì thế chúng tôi bổ sung các liên kết từ các bài viết liên quan, chẳng hạn như “7 lỗi nghiên cứu từ khóa cần phải tránh”, “Nghiên cứu từ khóa là gì” hoặc “Tập trung vào nghiên cứu từ khóa đuôi dài” đến bài viết chính. Và chúng tôi liên kết ngược từ bài viết chính về những bài này. Khi làm như vậy, Google sẽ hiểu được rằng bài viết toàn diện bao gồm thông tin quan trọng nhất về [nghiên cứu từ khóa]. Cuối cùng, Google sẽ thăng hạng cho bài hướng dẫn toàn diện cao hơn các bài khác, những bài ngắn hơn về nghiên cứu từ khóa.

Liên kết nội bộ là gì?

Bổ sung mục các bài viết liên quan (bài đọc thêm ở cuối bài)

Có nhiều plugin và module bổ sung hoàn chỉnh mục các bài viết liên quan vào bài đăng của bạn. Nếu bạn sử dụng một plugin nào đó, chúng tôi khuyên bạn hãy kiểm tra kỹ xem liệu các bài viết liên quan có thực sự là bài viết liên quan hay không. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, liên kết tới bài viết theo cách thủ công có lẽ là cách tốt nhất. Đó là cách mà chúng tôi làm trên trang Yoast – chúng tôi lựa chọn các bài viết liên quan theo cách thủ công (hoặc với sự giúp đỡ nho nhỏ từ công cụ internal link của chúng tôi) và thêm liên kết tới bài viết đó ở cuối bài.

2.4. Bổ sung các liên kết điều hướng

Bên cạnh các liên kết từ những bài có chủ đề liên quan, bạn có thể bổ sung các liên kết đến bài đăng trọng tâm từ trang chủ hoặc menu điều hướng trên cùng để đảm bảo nội dung trọng tâm có nhiều thẩm quyền hơn. Bạn nên làm điều này với bài viết quan trọng nhất với doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp những bài viết đó có được nhiều giá trị liên kết và làm chúng mạnh hơn trong mắt của Google.

2.5. Bổ sung liên kết cho taxonomies

Taxonomies, giống như thư mục và thẻ tag giúp bạn sắp xếp trang và giúp người dùng cũng như Google hiểu được nội dung của bạn là về điều gì. Nếu bạn có blog, nó có thể nhận thêm lợi ích bằng cách bổ sung các internal link tới các taxonomies mà nó thuộc về. Bổ sung các liên kết tới thư mục và thẻ tag giúp Google hiểu được cấu trúc của blog  giúp người dùng dễ dàng điều hướng tới các bài viết liên quan.

2.6. Bổ sung liên kết tới bài viết phổ biến hoặc bài viết gần đây

Lựa chọn cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến là tạo các internal link tới các bài viết quan trọng nhất hoặc mới nhất trên website của bạn. Tốt nhất là tạo những khu vực như vậy ở sidebar hoặc chân trang (footer) của website để chúng xuất hiện được trên tất cả các trang và bài đăng.

Khi giá trị liên kết được truyền tới những trang phổ biến nhất/mới đăng từ nhiều trang khác nhau, chúng thực sự được đẩy thứ hạng. Bên cạnh đó, những bài viết này sẽ được người dùng dễ dàng khám phá, cái sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập – và nhiều truy cập hơn là tín hiệu tích cực với Google.

blank
mmo

Published at July 31, 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest post
Share article

Subscribe our newsletter

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Sign up with Google

blank
Related posts

Digital wallet insights.

We explore the future of digital finance and seamless transactions.