Marketplace là gì? Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace là gì?

Reading progress

Marketplace là gì? Có rất nhiều hình thức kinh doanh ngày nay trên mạng internet. Hiện tại công nghệ đang làm trung tâm của mọi ngành và ứng dụng hiệu quả được nó là cả một câu chuyện khác. Marketplace là một thuật ngữ mới nổi từ khi thương mại điện tử bùng nổ và nó đang giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp muốn sử dụng kinh doanh online làm nguồn thu chính. Vậy Marketplace là gì và nó có những tiềm năng, cơ hội nào để phát triển trong tương lai với thị trường liên tục thay đổi này.

Marketplace là gì?

Marketplace là một hình thức thương mại điện tử kết nối người mua và người bán tiềm năng, tất cả trong một nền tảng để giúp thuê, mua, trao đổi hoặc thương lượng. Nếu lúc trước bạn cần bán hàng trong nhóm thì bạn phải đăng ký nhóm và người mua cũng phải là thành viên của nhóm mới thấy được và có thể mua hàng. Giờ đây, với Marketplace thì bạn chỉ cần đăng món hàng cần bán và người mua chỉ cần search là mua được hàng.

Người mua có thể nhắn tin và trả giá cho món hàng ngay lập tức cho người bán. Hiện vẫn chưa hỗ trợ thanh toán ngay và giao hàng. Đây là một mô hình thường được sử dụng trong ngành thương mại điện tử, nó là một mô hình cũng như là một hình thức phổ biến được rất nhiều thương hiệu lựa chọn sử dụng.

Chính vì thế, biết được bản chất mô hình Marketplace là gì sẽ khiến cho doanh nghiệp có được lợi thế rất lớn trong tay để tiếp cận người tiêu dùng một cách gần nhất.

>>>Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Tại sao TMĐT ở Việt Nam lại phát triển

Public E-marketplace là gì?

Public E-marketplace được hiểu là thị trường thương mại điện tử chung hoặc thị trường thương mại điện tử công cộng. Trong đó:

Thị trường thương mại điện tử chung là hình thức thương mại điện tử hợp tác (collaborative e-commerce) hay các sàn giao dịch. Ở Việt Nam, hình thức thương mại hợp tác vẫn chưa được phát triển.

Thị trường thương mại điện tử công cộng chính là thị trường điện tử B2B. Chúng thường sẽ chịu sự quản lý bởi bên thứ ba (không phải người bán hoặc người mua) hay cũng có thể của một nhóm các công ty mua hoặc các công ty bán.

Phân loại Marketplace

Nắm chắc được định nghĩa cơ bản Marketplace là gì, chúng ta có thể phân loại Marketplace dựa theo đối tác kinh doanh hoặc sản phẩm.

#1 Phân loại theo tối tác kinh doanh

Theo đối tác kinh doanh có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Sẽ có 2 hình thức kinh doanh là C2C Marketplace và B2C Marketplace. Trong đó:

  • C2C Marketplace là gì: là mô hình kinh doanh kết hợp giữa các cá nhân, hộ doanh nghiệp với các cá nhân, người tiêu dùng thông qua sàn giao dịch trực tuyến. Với hình thức C2C, bất kỳ ai cũng có thể đăng bán sản phẩm và bán hàng trên Marketplace. Hình thức này thuộc nhóm đối tượng không cần nhiều chi phí marketing hoặc website, cửa hàng…
  • B2C Marketplace là gì: là mô hình kinh doanh trên Marketplace có sự kết hợp của doanh nghiệp, nhà cung cấp đến người tiêu dùng. Đối với hình thức B2C, các bạn có thể nhận biết thông qua các danh mục Mall trên các kênh điện tử như Lazada, Tiki, Shopee… Đây là các sản phẩm chính hãng, uy tín và cần phải xác minh giấy tờ do pháp luật công nhận.

>>>Xem thêm: B2C là gì? Những gì Marketing B2B có thể học hỏi từ Marketing B2C

#2 Phân loại theo sản phẩm

  • Marketplace dọc: được hiểu là hình thức Marketplace cung cấp các sản phẩm cùng chủng loại từ nhiều nhà cung cấp.
  • Marketplace ngang: là hình thức Marketplace cung cấp cái loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vẫn có các đặc điểm tương đồng như cùng ngành hành, đặc điểm sản phẩm giống nhau…
  • Marketplace hỗn hợp: là hình thức Marketplace cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau ở tất cả các ngành hàng.

Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace là gì?

Marketplace có sức hấp dẫn rất lớn đối với cá nhân và doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì nó cũng có một số điểm hạn chế mà người bán cần lưu ý. Cùng MMO.com.vn xem những ưu điểm và nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace là gì nhé.

#1 Ưu điểm khi bán hàng trên Marketplace

  • Số lượng truy cập trên các sàn thương mại trực tuyến ngày càng gia tăng, điều này cũng đồng nghĩa với việc người bạn có thể tiếp cận được một lượng khách hàng lớn khi đăng bán sản phẩm.
  • Người bán có thể tiết kiệm được tối đa chi phí về Marketing, chi phí vận chuyển và quản lý.
  • Các kênh Marketplace thường rất uy tín, người bán sẽ được hưởng lợi, tạo niềm tin cho khách hàng khi bán sản phẩm trên Marketplace.

#2 Nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace

  • Khi bán sản phẩm trên Marketplace, người bán sẽ mất một khoản phí hoa hồng.
  • Có nhiều đối thủ cạnh tranh, bán cùng một loại sản phẩm với bạn.
  • Các dữ liệu, thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trên Marketplace, do đó người bán sẽ không thể sử dụng được các dữ liệu đó cho các chiến lược Marketing tại các kênh khác.

>>>Xem thêm: Etsy là gì? 6 lý do cho thấy hiệu quả khi bán hàng trên Etsy

Cơ hội phát triển và ưu thế của Marketplace là gì?

#1 Cơ hội phát triển của Marketplace là gì?

Thời điểm xuất hiện mô hình thương mại điện tử Marketplace, nó cung cấp cho cả bên bán lẫn bên mua những cơ hội tiếp cận dễ dàng và an toàn trên cơ sở kế thừa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử sẵn có.

Và đi tiên phong trong việc cái tiến mô hình thương mại điện tử này phải kể đến “ông lớn” Lazada. Về bản chất, khái niệm Marketplace không mới đối với thương mại điện tử. Nói đơn giản, đây là một sàn giao dịch, một chợ chung mà bên bán và bên mua tập trung lại đễ dễ dàng tìm được nhau. Bám sát mục tiêu đó, đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ Marketplace phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình.

Lazada đã xây dựng một website thương mại điện tử B2C chuyên nghiệp, tích hợp tất cả những gì mà người mua mong muốn vào đây. Chính vì thế, đây là một bước đệm để họ chiếm được niềm tin của khách hàng tại thị trường Việt Nam.

#2 Ưu thế của Marketplace là gì?

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình này đã bộc lộ rõ ưu thế của mình. Marketplace giúp công ty thương mại điện tử giảm đáng kể chi phí đầu tư kho bãi, mua hàng và quản lý tốt vốn lưu động. Hàng hóa sau khi được đưa lên trang Marketplace vẫn nằm tại kho và thuộc sở hữu của nhà cung cấp. Khi có đơn hàng từ khách hàng, công ty mới liên hệ nhà cung cấp để thực hiện các công đoạn đóng gói, giao hàng và thu tiền hộ nhà cung cấp.

Ưu thế tiếp theo của Marketplace là tận dụng được nguồn lực hiện có để xử lý đơn hàng và hoàn tất các dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, hình ảnh và các chế độ chăm sóc khách hàng… Việc Lazada hợp tác với nhiều ngân hàng giúp cho việc thanh toán của người dùng trở nên dễ dàng là một điểm khiến Marketplace trở nên thần thánh hơn bao giờ hết.

Cuối cùng, dưới góc độ của nhà cung cấp, mô hình Marketplace giúp họ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng hiện có từ mô hình B2C, tăng vòng quay hàng tồn kho, học tập và tích lũy kinh nghiệm các làm thương mại điện tử bài bản, tập trung vào việc sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Lời kết cho Marketplace là gì

Hiểu được Marketplace là gì không phải là dễ, để thực hiện nó cũng không phải ngày một ngày hai là xong. Mặc dù Marketplace không phải là cái gì đó quá mới với ngành thương mại điện tử nhưng nó luôn cải tiến qua từng thời kỳ và đây là cầu nối phát triển của thị trường. Nền tảng này không chỉ đáp ứng với e-commerce mà nó còn len lỏi vào cả nền tảng Social Media như trên Facebook, chứng tỏ độ ảnh hưởng của nó trên thị trường là rất lớn.

Bài viết trên đã gửi đến bạn đọc những thông tin về khái niệm Marketplace là gì và ưu – nhược điểm khi bán hàng trên Marketplace. Chúc các bạn thành công trong việc xây dựng một nền tảng kinh doanh trực tuyến cho riêng mình!

blank
mmo

Published at July 26, 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest post
Share article

Subscribe our newsletter

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Sign up with Google

blank
Related posts

Digital wallet insights.

We explore the future of digital finance and seamless transactions.