C2C là gì? Lợi ích, ưu nhược điểm của mô hình C2C

Reading progress

C2C là gì? Hiện nay thương mại điện tử nổi lên như một thế lực với những ảnh hưởng mạnh mẽ và lan rộng khắp toàn cầu, không những thế nó còn hứa hẹn tiếp tục bùng nổi trong tương lai. Chính vì điều này mà giờ đây ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường thương mại điện tử, tạo nên một thị trường vô cùng đa dạng với mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Điều này đã tạo nên những mô hình kinh doanh mới, phù hợp với mục đích của từng doanh nghiệp.

Tiêu biểu nhất có thể kể đến mô hình B2B, B2C và C2C. Trong đó C2C ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi những hiệu quả về chi phí mà nó mang lại, đây là mô hình được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Vậy C2C là gì? Điểm khác biệt giữa mô hình này so với những mô hình khác là gì?

>>>Xem thêm: B2B là gì?

C2C là gì?

C2C là gì? C2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Consumer to Consumer (người tiêu dùng tới người tiêu dùng). Đúng như tên gọi của nó, C2C là mô hình kinh doanh mà trong đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Giao dịch này thường sẽ được thực hiện trong môi trường trực tuyến, thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến hoặc trung gian, những website đấu giá trung gian.

#1 Đặc điểm của mô hình C2C là gì?

Như đã giải thích trong phần khái niệm C2C là gì, mô hình này sẽ là việc giao thương giữa các cá nhân với nhau, không có sự tham gia mua bán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, C2C sẽ sở hữu những đặc điểm như:

  • Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân nên C2C cho phép khách hàng trao đổi, mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Những cá nhân này không phải doanh nghiệp sản xuất vậy nên những sản phẩm họ bán có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường nhưng vẫn được nhiều cá nhân ưa chuộng và tin dùng.
  • Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Do không còn tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán buôn hay nhà bán lẻ nên cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
  • Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Cũng chính vì không có sự can thiệp của nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ nên mọi sản phẩm giao dịch trong mô hình C2C sẽ không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng cũng như trong khâu thanh toán.

#2 Hoạt động trong mô hình C2C

Sau khi hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của mô hình C2C là gì, hẳn bạn đọc đã có cho mình cái nhìn tổng quát về những hoạt động trong mô hình này. Cụ thể, nhưng hoạt động chủ yếu trong mô hình C2C sẽ là:

  • Đấu giá: Đây là hoạt động phổ biến của mô hình C2C với sự xuất hiện của trang đấu giá nổi tiếng toàn thế giới là eBay. Nền tảng này cho phép các cá nhân đăng bán sản phẩm các nhân của mình và đặt một mức giá sàn, sau đó những cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm sẽ đấu giá. Người đưa ra mức giá cao nhất sẽ được sở hữu sản phẩm đó.
  • Giao dịch trao đổi: Là hoạt động trao đổi của người dùng hoặc thông tin, trong đó người dùng sẽ trao đổi với nhau dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm ngang giá.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Sở dĩ giao dịch trong mô hình C2C là giữa các cá nhân với nhau nên những dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để đứng ra hỗ trợ về mặt chất lượng, thanh toán hoặc tăng độ tin cậy. Điển hình là Paypal nhằm hỗ trợ về mặt thanh toán.
  • Bán tài sản ảo: Tài sản ảo ở đây là những vật phẩm trong các trò chơi mà người chơi sở hữu được. Họ sẽ đem những vật phẩm này trao đổi, buôn bán với những người chơi khác.

#3 Ví dụ về mô hình C2C trong thương mại điện tử là gì?

Sau phần giải thích về khái niệm C2C là gì, có thể thấy C2C hiện là mô hình nổi bật của thương mại điện tử.Ví dụ điển hình về mô hình C2C trong thương mại điện tử chính là sự xuất hiện của các sàn giao dịch như Lazada, Shopee, Chợ tốt, Sendo…

Đó là những nền tảng mà tại đó người dùng có thể rao vặt, đăng tin bán các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, họ không cung cấp các dịch vụ khác như giao nhận, thanh toán đảm bảo. Tất cả những yếu tố này đều được các nền tảng thương mại điện tử thông qua một bên cung cấp dịch vụ nào đó, ví dụ như: Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm cho vận chuyển hoặc Momo, Zalopay cho khâu thanh toán.

Về cách hoạt động, các tin rao bán sản phẩm sẽ được phân loại theo từng chuyên mục ngành khác nhau như: Thực phẩm, thời trang, đồ gia dụng, đồ điện tử…

>>>Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Tại sao TMĐT ở Việt Nam lại phát triển

Điểm khác biệt giữa B2C và C2C là gì?

Nếu bạn đã cơ bản hiểu được C2C là gì thì cũng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa mô hình này với mô hình B2C là gì.

Sự khác biệt cơ bản nhất chính là đặc điểm cốt lõi của hai mô hình này: C2C là mô hình giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng, B2C (Business to Consumer – doanh nghiệp tới người tiêu dùng) là mô hình bán hàng phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Cụ thể, mô hình B2C là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng . Trong đó người bán là doanh nghiệp còn người mua là các cá nhân. Ngược lại, mô hình C2C là giữa những cá nhân với nhau mà không có sự tham gia của doanh nghiệp. Vậy nên, mô hình B2C sẽ sở hữu những đặc điểm đối lập với mô hình C2C. Điển hình là sự đa dạng về hàng hóa, dịch vụ cũng như sự hỗ trợ trong cách thức mua hàng và phương thức thanh toán.

>>>Xem thêm: B2C là gì?

Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C

Một khi đã hiểu C2C là gì thì bạn đọc sẽ biết được những lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C. Hiện nay, nhìn vào những sàn thương mại điện tử điển hình như Shopee là minh chứng rõ ràng nhất cho những lợi ích mà mô hình C2C mang lại. Mặc dù mỗi sàn thương mại điện tử lại có một mô hình kinh doanh riêng và không phải tất cả đều là C2C. Tuy nhiên, chúng đều mang mục đích chung là trở thành cầu nối trung gian giữa người mua và người bán. Xét riêng về mô hình C2C, những lợi ích mà mô hình này có thể mang lại như:

  • Đăng tin mua bán dễ dàng, không quy định về số lượng: Có những món đồ bạn mua về nhưng không có nhu cầu sử dụng tới hoặc đã qua sử dụng nhưng không còn cấn thiết nữa, tất cả đều có thể được rao bán dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử C2C. Điều này giúp bạn dễ dàng tận dụng được giá trị của món đồ một cách triệt để nhất. Ngoài ra, bạn có thể rao bán thoải mái bao nhiêu món hàng tùy thích, không giới hạn số lượng.
  • Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán: Một số website hoạt động theo mô hình C2C, điển hình là Facebook – nơi được nhiều người tìm đến để rao bán sản phẩm. Người bán có thể đăng tin tìm người mua hàng, từ đó người bán có thể tìm được khách hàng phù hợp, còn người mua tìm được sản phẩm như mong muốn.
  • Giảm chi phí hoa hồng cho môi giới: Như đã đề cập ở trên, mô hình C2C giúp cho giá bán không bị ảnh hưởng bởi cách định giá truyền thống khi không còn sự xuất hiện của phía nhà sản xuất, nhà bán buôn. Người mua và người bán được kết nối trực tiếp với nhau để giao dịch. Nhờ vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 phía. Phía người bán không phải chiết khấu doanh thu cho bên thứ 3, nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Về phía người mua cũng được hưởng lợi vì giá mua sẽ rẻ hơn mức giá thông thường.

Ưu nhược điểm của mô hình C2C là gì?

Khi đã nắm rõ các đặc điểm của mô hình C2C là gì thì bạn đọc cũng đã hiểu được phần nào về ưu nhược điểm của mô hình kinh doanh này. Cùng MMO.com.vn đến với ưu nhược điểm của mô hình C2C:

#1 Ưu điểm của mô hình C2C là gì?

  • Tận dụng được tối đa giá trị của sản phẩm: Mô hình C2C giúp người có nhu cầu muốn bán những sản phẩm không có nhu cầu sử dụng hoặc những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng người dùng không còn nhu cầu. Nhờ vậy mà giá trị sản phẩm được tận dụng tối đa, không để bỏ đi lãng phí. Thậm chí có những sản phẩm được liệt vào danh sách hàng hiếm bởi có thể nó không còn được sản xuất, nhiều người muốn mua về để sưu tầm, trưng bày.
  • Mang lại lợi ích cho cả phía người bán và người mua: Như đã đề cập ở trên, mô hình C2C mang lại lợi ích đồng thời cho cả hai phía. Do tính chất không có sự tham gia từ phía môi giới, trung gian vậy nên người bán và người mua có thể định giá với nhau thoải mái. Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm không bị ràng buộc bởi cách định giá truyền thống. Người bán có thể được hưởng mức lợi nhuận cao hơn, người mua sẽ được mua với mức giá rẻ hơn.

#2 Nhược điểm của mô hình C2C là gì?

  • Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Mô hình C2C bản chất là giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng nên sản phẩm người mua nhận được đến trực tiếp từ một cá nhân khác, hoàn toàn không có sự đảm bảo từ bất kỳ một bên nào. Vậy nên có thể bạn sẽ nhận được sản phẩm không đạt chất lượng như cam kết.
  • Chưa hoàn toàn đảm bảo về mặt thanh toán: Về phía người mua, họ có thể phải chịu rủi ro là sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì ngược lại, người bán cũng sẽ phải chịu rủi ro về thanh toán. Không có bên nào đứng ra để đảm chắc chắn rằng người mua sẽ trả tiền.

Lời kết cho mô hình C2C là gì

C2C không phải là một mô hình kinh doanh mới mẻ, tuy nhiên nó trở nên phổ biến hơn khi mà xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Không thể phủ nhận những lợi ích mà thương mại điện tử đã mang lại cho cuộc sống của chúng ta, từ đó cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh khác nhau và C2C là một trong số chúng.

Qua bài viết trên, MMO.com.vn hy vọng bạn đọc đã có được cho mình những thông tin đầy đủ về khái niệm C2C là gì, đặc điểm, ưu – nhược điểm của mô hình kinh doanh này, cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa B2C và C2C là gì.

blank
mmo

Published at July 26, 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest post
Share article

Subscribe our newsletter

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Sign up with Google

blank
Related posts

Digital wallet insights.

We explore the future of digital finance and seamless transactions.