CCO là gì? Vai trò của CCO trong doanh nghiệp

Reading progress

CCO là gì? Trong một doanh nghiệp, những chức vụ và bộ phận kinh doanh làm việc trực tiếp với khách hàng luôn được coi trọng. Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau và CCO hay được hiểu là giám đốc kinh doanh có vai trò rất lớn đối với một tổ chức. Vậy CCO là gì? Nó có tầm ảnh hưởng lớn như thế nào trong công ty. Cùng MMO.com.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

CCO là gì?

CCO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Customer OfficerCCO là Giám đốc kinh doanh – một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc điều hành (CEO). Công việc của CCO là quản lý và điều phối mọi công việc và tất cả bộ phận liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty, chỉ đạo trực tiếp từ Tổng giám đốc/Giám đốc điều hành/Giám đốc công ty.

>>>Xem thêm: Account Executive là gì? Những tố chất để trở thành một Account Executive giỏi

CCO không chỉ là một chức vụ rất lớn trong công ty (thường là nhân vật số 2 trong công ty, sau giám đốc điều hành) mà còn là một nghề chuyên nghiệp trong xã hội, một nghề đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống thì mới có thể thành công.

CCO là một vị trí cực kỳ tối cao. Doanh thu lợi nhuận, hoạt động hiệu quả, khách hàng có vừa ý với những sản phẩm/dịch vụ không? Tất cả đều nhờ vào tài quản lý và điều hành của Giám đốc kinh doanh (CCO). Chính vì thế, các công ty cần vị trí Giám đốc kinh doanh với sứ mệnh điều hành đội ngũ kinh doanh bán hàng, khách hàng một cách có hệ thống, chuẩn chỉnh và có thể tối đa hóa năng suất những yêu cầu mà CEO đưa xuống.

Vì vậy, trong thời đại kinh doanh ngày nay, việc giành giật được khách hàng về cho doanh nghiệp là điều không dễ dàng gì, khách hàng chính là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

Phần tiếp theo, MMO.com.vn sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu tại sao Giám đốc kinh doanh CCO lại có vai trò cực quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng và là một phần không thể thiếu trong mỗi tổ chức doanh nghiệp.

Vai trò của CCO trong doanh nghiệp

#1 Mang khách hàng đến với doanh nghiệp

Trách nhiệm đầu tiên của CCO là mang lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách mua hàng của doanh nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty bằng những chiến lược kinh doanh phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

Kể chuyện hiệu quả là một yếu tố quan trọng để truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên của mình, đặc biệt vì CCO có khả năng kiểm soát các nguồn tài chính liên quan đến dịch vụ khách hàng hoặc nhân viên bán hàng tại cửa hàng. Thay vì giới thiệu khách hàng dưới dạng số vô danh trên bảng tính hoặc danh mục khách hàng đơn giản, CCO cần mang đến cho khách hàng những gì họ muốn và cần để trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Khách hàng dù trong mô hình B2B hay B2C đều có kỳ vọng lớn về trải nghiệm dịch vụ hiện đại. Họ yêu cầu dịch vụ khi nào, ở đâu và họ muốn nó như thế nào, hãy suy nghĩ về trải nghiệm của bạn với các dịch vụ như Uber hoặc Airbnb. Trải nghiệm cá nhân, minh bạch, nhanh chóng và rõ ràng.

>>>Xem thêm: B2B là gì?

Khi kỳ vọng không được đáp ứng được thì tâm lý tiêu cực có thể bị khuếch đại và lan truyền nhanh chóng. Vì vậy khách hàng luôn là yếu tố trung gian, điều này cho thấy quyền năng thực sự to lớn của CCO đối với doanh nghiệp. Hiểu được CCO là gì sẽ góp phần tạo nên thành công trong việc tạo ra giám đốc kinh doanh giỏi.

CCO là gì? Vai trò của CCO trong doanh nghiệp

#2 Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng

Trong thời đại lấy khách hàng làm trọng tâm, CCO phải sở hữu khả năng kết hợp các bộ dữ liệu khách hàng khác nhau thành một cái nhìn tổng thể của khách hàng. Họ phải có tầm nhìn 360 độ của khách hàng, điều này là bước đầu trong việc đo lường sự hài lòng của khách hàng trên tất cả các điểm tiếp xúc theo hành trình của khách hàng.

Mặc dù điều quan trọng là phải đảm bảo rằng hàng triệu tương tác của khách hàng trong một ngày nhất định đang hoạt động tốt, khả năng bao quát dữ liệu cũng nên tập trung vào các vấn đề nổi bật trước khi chúng xảy ra, mang lại cơ hội tăng thêm lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. CCO đóng vai trò chuyển tiếp, nắm rõ những số liệu kinh doanh, từ đó cho ra phương án quản lý để có những chiến lược cụ thể tiếp cận khách hàng.

>>>Xem thêm: Sales Executive là gì? Những kỹ năng cần nắm vững của một Sales Executive

#3 Tìm kiếm, duy trì phát triển mối quan hệ với đối tác

Tất nhiên điều quan trọng trong nhiệm vụ của một Giám đốc phụ trách kinh doanh là phát triển mối quan hệ với đối tác. Trong nhiều hoàn cảnh và tình huống đặt ra thì đối tác chính là yếu tố giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp để có được kết quả có lợi cho mình.

Thêm vào đó, những sự hợp tác có thể là những sự đầu tư, sự kết hợp để thu về lợi nhuận, lợi ích cho cả hai bên. Chính yếu tố này khiến CCO là một phần rất quan trọng của một tổ chức doanh nghiệp, nó như chiếc chìa khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận với bên ngoài và có được những mối quan hệ với các đối tác chiến lược.

Hiểu được công việc của CCO là gì là điều quan trọng để có một cánh tay phải đắc lực. Hơn thế nữa, việc Giám đốc kinh doanh thu hút được những đối tác lớn và tiềm năng cũng là một lợi thế để tạo ra uy tín với khách hàng trong những chiến lược Marketing và kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cực kỳ có lợi cho doanh nghiệp và nó là cầu nối để CCO giúp thương hiệu bật lên so với các đối thủ cùng ngành khác trên thị trường.

Những thách thức thường gặp với một CCO là gì?

Vì Giám đốc kinh doanh mang trong mình trọng trách rất lớn, quyền lực chỉ đứng sau CEO. Chính vì vậy những thách thức và trách nhiệm tỷ lệ thuận với quy mô của tổ chức doanh nghiệp. Hiểu được CCO là gì là một chuyện, dưới dây sẽ là những khó khăn, trở ngại lớn nhất với các CCO khi làm việc trong một tổ chức, doanh nghiệp:

  • CCO dù được coi là có quyền năng, sức ảnh hưởng lớn nhưng đôi khi vai trò không được rõ ràng và chính xác.
  • CCO không báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị.
  • CCO không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết để thực hiện công việc.
  • Không có chính sách và thủ tục giám sát, báo cáo hiệu quả tại chỗ. CCO không thể làm gì về điều đó.

>>>Xem thêm: Leadership là gì? 6 kỹ năng của một nhà lãnh đạo tài ba

Lời kết cho CCO là gì

Sự thành công hay thất bại của một CCO liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, CCO cũng là người có quan hệ thường xuyên và trực tiếp với khách hàng, đóng vai trò là đầu mối nắm mọi thông tin và mong muôn của khách hàng để đưa ra những chính sách hợp lý, tạo ra lợi thế cạnh tranh, xây dựng tập khách hàng thân thiết đông đảo. Hiểu được CCO là gì và chức năng của chức danh uy quyền này sẽ cho biết được đây là một vị trí dưới 1 người mà trên vạn người.

blank
mmo

Published at July 26, 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest post
Share article

Subscribe our newsletter

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Sign up with Google

blank
Related posts

Digital wallet insights.

We explore the future of digital finance and seamless transactions.