OEM là gì? 5 yếu tố cần có để kinh doanh OEM hiệu quả

Reading progress

Mô hình OEM đang ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Cùng MMO.com.vn tìm hiểu về khái niệm OEM là gì và những lợi thế của hình thức kinh doanh này nhé.

OEM là gì?

#1 Định nghĩa OEM, hàng OEM là gì?

OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer, được hiểu là Nhà sản xuất thiết bị gốc, dùng để chỉ công ty, đối tác lắp ráp, gia công sản phẩm cho một công ty sở hữu thương hiệu và công nghệ khác.

Sản phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đã đặt hàng.

Ví dụ: Apple thuê Foxconn sản xuất điện thoại cho họ thì Apple chính là khách hàng còn Foxconn là OEM. Trong đó, Apple chịu trách nhiệm nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm, còn Foxconn sẽ sản xuất sản phẩm đó dựa theo yêu cầu của Apple.

>>>Xem thêm: Supplier là gì? Sự khác biệt của Vendor và Supplier là gì?

#2 Yêu cầu về hàng hóa OEM là gì?

Hàng hóa được sản xuất dựa theo mô hình OEM thì sản phẩm được tạo ra cần đảm bảo các yêu cầu của bên đặt hàng và quy trình sản xuất đúng theo các quy định về tiêu chuẩn chất lượng cũng như bảo mật kinh doanh.

#3 Sự khác biệt giữa kinh doanh truyền thống và OEM là gì?

Nếu ở các phương thức kinh doanh truyền thống, các công ty sẽ quản lý tất cả mọi thứ từ nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Công ty sẽ cần đầu tư một dây chuyền sản xuất quy mô, hệ thống quản lý, nhân lực… đi kèm.

Tuy nhiên, với hình thức OEM, công ty chỉ cần thuê công ty bên ngoài giúp họ gia công, lắp ráp, sản xuất sản phẩm. Dây chuyển sản xuất của công ty OEM có thể sản xuất sản phẩm cho nhiều bên khác nhau, từ đó giúp tối ưu nguồn lực, chi phí, thời gian… cho các khách hàng và công ty OEM.

#4 Phân biệt OEM, ODM, OBM

Ba khái niệm OEM, ODM và OBM được dùng rất thường xuyên và phổ biến trong ngành. Tuy nhiên, ba khái niệm này thường dễ gây nhầm lẫn nên bạn hãy xem xét cách phân biệt bên dưới:

  • OEM: là viết tắt của Original Equipment Manufacturer, dùng để chỉ những công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước cho công ty khác.
  • ODM: viết tắt của Original Designed Manufacturer, có nghĩa là nhà thiết kế sản phẩm gốc – các công ty hay công xưởng thực hiện công việc thiết kế, tạo ra sản phẩm theo sự chỉ định của khách hàng.
  • OBM: viết tắt của từ Original Brand Manufacturer, là nhà sản xuất thương hiệu gốc, không chịu trách nhiệm thiết kế hay sản xuất sản phẩm mà sẽ chịu trách nhiệm phát triển và duy trì thương hiệu, mang lại uy tín tiêu dùng với khách hàng. Công ty OBM sẽ có thể thuê những công ty OEM và ODM hỗ trợ mình trong công việc tạo ra sản phẩm cuối.

Cách phân biệt hàng OEM và hàng chính hãng

Sau khi hiểu được OEM là gì và cách phân biệt OEM, ODM, OBM thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách phân biệt hàng OEM và hàng chính hãng.

Sản phẩm chính hãng là một từ ưu ái được người dùng dành cho các sản phẩm do chính các công ty sở hữu thương hiệu, công nghệ sản xuất chứ không thông qua bất cứ bên trung gian nào. Các sản phẩm này thường có giá cao hơn và số lượng hạn chế hơn những mặt hàng OEM đã được chuyển giao công nghệ. Những mặt hàng này thường sẽ đảm bảo được chất lượng và các yêu cầu gắt gao đặt ra của hãng.

Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế nên công ty nếu muốn tăng năng suất thì sẽ cần thuê các bên khác gia công, lắp ráp giúp sản phẩm, từ đó ta có sản phẩm OEM. Các công ty OEM sẽ sản xuất theo đơn đặt hàng và các yêu cầu của hãng dưới sự giám sát và kiểm soát về chất lượng của khách hàng, vì thế bạn cũng không cần quá lo lắng về chất lượng sản phẩm sẽ thua kém hàng chính hãng.

>>>Xem thêm: Distribution là gì? Các hình thức Distribution và vai trò của chúng với doanh nghiệp

Lợi thế của chiến lược OEM với doanh nghiệp

Nếu chọn phương thức OEM, công ty sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất, khiến cho chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp không quá lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các công ty start-up. Hình thức này cũng cho phép doanh nghiệp triển khai đồng thời nhiều ý tưởng kinh doanh và đưa vào thử nghiệm cùng lúc sẽ giúp thâm nhập và tiếp cận nhiều tệp khách hàng một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Mặt khác, về phía công ty sản xuất OEM sẽ được tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu, công nghệ mới và có thể sẽ nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong tương lai.

Tuy nhiên, để tránh việc bị ăn cắp bí mật công nghệ, các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn các nhà sản xuất, nhà cung ứng có đáng tin cậy, uy tín và cần có các ràng buộc chặt trẽ trong hợp đồng.

Các yếu tố cần có để kinh doanh OEM hiệu quả

Để giúp mô hình OEM phát huy tối đa lợi ích của mình, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

#1 Xây dựng chiến lược kinh doanh, từ ý tưởng đến định hướng

Vì không trực tiếp làm ra sản phẩm nên doanh nghiệp OEM không quá để tâm đến các tiêu chí như năng lực sản xuất cao, giá cạnh tranh hay nhà xưởng sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần nắm được các công nghệ, công thức sản phẩm và am hiểu quy trình làm việc.

#2 Có chiến lược định vị, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Làm thương hiệu là điều cần thiết đối với bất kỳ phương thức kinh doanh nào nhưng điều này đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp OEM. Vì không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên việc phát triển tốt thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu tốt cũng giúp tạo ra thị trường cho sản phẩm.

#3 Lựa chọn nhà sản xuất phù hợp

Cần tìm đối tác sản xuất uy tín, chất lượng và phù hợp với ý tưởng kinh doanh để sản phẩm muốn thực hiện đảm bảo chất lượng cần thiết và tối ưu nhất.

#4 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Đây là công việc quan trọng để đảm bảo luôn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín của thương hiệu. Doanh nghiệp luôn phải có bộ phận kiểm tra thường xuyên và định kỳ chất lượng của sản phẩm.

#5 Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm

Việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm hiệu quả trên cơ sở nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng được đánh giá là xương sống của sự thành công. Hệ thống phân phối tốt giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lời kết cho OEM là gì

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm OEM là gì, những lợi thế của mô hình kinh doanh OEM cũng như các yếu tố cần có để kinh doanh OEM hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích với bạn đọc đang muốn tìm chi tiết về OEM là gì. Chúc các bạn thành công!

blank
mmo

Published at July 26, 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest post
Share article

Subscribe our newsletter

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Sign up with Google

blank
Related posts

Digital wallet insights.

We explore the future of digital finance and seamless transactions.