Remarketing là gì? Tác dụng của Remarketing đối với doanh nghiệp

Reading progress

Remarketing là gì? Đối với các marketer, Remarketing là một công cụ quảng cáo không thể thiếu trong hầu hết các chiến dịch. Chúng chính là kỹ thuật bám đuổi khách hàng nhằm mục đích nhắc nhở và tăng cường nhận thức về thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Vậy Remarketing là gì? Những hiệu quả mà doanh nghiệp có thể đạt được với Remarketing là gì? Cùng MMO.com.vn tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Remarketing là gì?

Remarketing hay còn được gọi là tiếp thị lại, nó được sử dụng rất nhiều trong những chiến dịch Marketing, chủ yếu là Email MarketingRemarketing như một lời nhắc nhở đến khách hàng về thao tác họ đã hủy bỏ hoặc quên chưa thanh toán sản phẩm họ đã bỏ vào giỏ hàng trước đó.

Ngoài ra, Remarketing còn được dùng trong các chiến lược Upsell hay Cross-sell nhằm mục đích thúc đẩy doanh thu từ việc bán các sản phẩm khác nhau. Remarketing cũng được sử dụng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở mỗi giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Nó được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi của khách hàng.

>>>Xem thêm: Upsell là gì? Sự khác nhau giữa Cross-Selling và Upsell

Remarketing là khi nhà quảng cáo có thể (ẩn danh) theo dõi hoạt động internet của bạn và cung cấp quảng cáo cho bạn dựa trên các hành động mà bạn đã thực hiện. Remarketing được thiết kế để làm cho trải nghiệm quảng cáo thân thiện với người tiêu dùng nhất.

Là một phần của Google Ads, Remarketing là cách tích hợp để nhắm vào mục tiêu người dùng đã truy cập website của bạn, hướng họ đến chuyển đổi. Cho dù bạn muốn người dùng mua từ trang web của mình hay chỉ để giữ liên lạc, Remarketing là một cách tuyệt vời để nhắc cho người dùng nhớ lại.

Khi bạn truy cập một website, Cookie của bạn sẽ được lưu lại (Cookie là một dạng bản ghi được tạo ra và lưu lại trên trình duyệt khi người dùng truy cập vào một website). Các Cookie này cho phép marketer biết bạn đã truy cập vào trang nào, đã xem sản phẩm/dịch vụ nào, số trang bạn xem, thời gian bạn ở lại trang… Tuy nhiên, danh tính cá nhân của bạn không liên quan đến việc này. Về cơ bản, bạn được chỉ định một “ID” mới.

Theo lý thuyết, các marketer có thể cung cấp các loại quảng cáo khác nhau cho những khách hàng tiềm năng khác nhau. Quảng cáo dành cho người đã truy cập website nhưng không thực hiện hành động nào sẽ khác so với quảng cáo những người đã thêm một số mặt hàng vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán. Mỗi quảng cáo này có thể khuyến khích đối tượng mục tiêu quay lại trang web theo nhiều cách khác nhau.

Có nghĩ là tôi có thể điều chỉnh thông điệp quảng cáo của mình theo ngữ cảnh chính xác theo từng đối tượng thay vì chỉ sử dụng một loạt và áp dụng chung.

Chiến dịch Remarketing giúp bạn chỉ thấy những quảng cáo mà bạn thực sự quan tâm, cho phép các công ty cung cấp cho bạn các ưu đãi được cá nhân hóa. Bên cạnh đó Dynamic Remarketing cho phép doanh nghiệp của bạn xem được người nào đã truy cập vào quảng cáo trên website của bạn. Các tiếp cận cá nhân hóa này có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi vì nó giúp đưa khách truy cập trước đó quay trở lại để kết thúc trải nghiệm mua sắm mà họ đã bắt đầu.

remarketing là gì

>>>Xem thêm: Sponsor là gì? Những “tips” về Sponsorship Marketing mà các marketer cần nắm rõ

Tại sao doanh nghiệp cần Remarketing?

Theo rất nhiều khảo sát và nghiên cứu của chuyên gia thì chỉ có 1% khách hàng mua hàng ở lần đầu tiên thấy sản phẩm đó trên Facebook. Đa phần khách hàng sẽ phát sinh nhu cầu mua hàng ở những lần 2 và 3, một số ít sẽ là lần thứ 4 bắt gặp sản phẩm đó. Chính vì vậy, nhiệm vụ của marketer là làm sao cho sản phẩm xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng nhiều nhất, khi đó họ sẽ nhớ tới thương hiệu của bạn cũng như sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.

Remarketing nhắm tới đối tượng nào?

  • Khách truy cập vào website của bạn nhưng chưa thực hiện một hành động chuyển đổi (đăng kí, đặt hàng…).
  • Khách đã truy cập nhiều lần.
  • Khách truy cập website không phải qua quảng cáo.
  • Khách đã hoàn thành chuyển đổi.

Cách hoạt động của Remarketing

  • Bạn cần nhúng đoạn mã Remarketing vào trang web của mình (website A).
  • Khi khách truy cập vào trang web, thông tin (Cookie) sẽ được lưu trên trình duyệt.
  • Khách ra khỏi trang web, lang thang trên mạng, vào website B – cho phép hiển thị quảng cáo Google (Display Network – một hình thức tiếp thị liên kết).
  • Google dựa vào thông tin trên trình duyệt để hiển thị quảng cáo của website A trên website B.

 

Tác dụng của Remarketing đối với doanh nghiệp

Vậy tại sao Remarketing lại phổ biến trong thời đại ngày nay, gần như mọi doanh nghiệp đều không thể bỏ qua chiến lược này? Remarketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến dịch Digital Marketing nào trong thế giới kinh doanh ngày nay.

>>>Xem thêm: Innovation là gì? 4 ví dụ tiêu biểu về Marketing Innovation

#1 Luôn tương tác với mục tiêu

96% khách truy cập của bạn đã rời đi mà chưa được chuyển đổi và 49% khách truy cập một website 2 – 4 lần trước khi thực hiện mua hàng. Đừng bỏ lỡ những khách hàng quý giá này. Remarketing giúp bạn theo dõi người dùng từ trang web này đến trang web khác để thu hút lại khách hàng vào trang web của bạn.

#2 Rẻ hơn

Quảng cáo của bạn chỉ phục vụ cho những người muốn xem chúng có nghĩa là sẽ có nhiều người nhấp vào quảng cáo của bạn hơn. Bạn đang chi tiêu ít tiền hơn cho lưu lượng truy cập có chất lượng hơn.

#3 Tăng nhận thức về thương hiệu

43% doanh nghiệp sử dụng Remarketing để tăng cường nhận thức thương hiệu online. Với Remarketing, bạn có thể thiết lập nhận thức về thương hiệu trong giai đoạn đầu của quá trình mua. Việc thiết lập quyền hạn này với khách truy cập sớm sẽ đưa khách hàng của bạn trở lại khi họ đã sẵn sàng mua hàng.

#4 Cơ hội tạo ra chuyển đổi

56% doanh nghiệp sử dụng Remarketing để thu hút khách hàng. Remarketing giúp bạn tăng lượng khách truy cập bằng cách hiển thị quảng cáo cho họ ở những nơi khác như website tin tức, bài viết và blog. Quảng cáo Remarketing cho phép bạn tạo ra thông điệp tùy chỉnh thu hút khách hàng truy cập lại website của bạn và hoàn tất mua hàng.

Số lần khách hàng tiềm năng nhìn thấy quảng cáo của bạn là rất quan trọng khi họ đã sẵn sàng mua hàng. Mọi người quay lại trang web của bạn lần thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư có nhiều khả năng mua hàng hơn, bởi vì họ đã xem các trang web của bạn nên sản phẩm/dịch vụ của bạn quen thuộc với họ hơn.

#5 Giành được khách hàng của đối thủ cạnh tranh

11% các doanh nghiệp Remarketing để nhắm mục tiêu khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Với Remarketing, quảng cáo của bạn bật lên trên trình duyệt của khách hàng sau khi họ truy cập website của bạn hoặc tìm kiếm một từ khóa cụ thể. Điều đó có nghĩa là bạn có thể nhắm mục tiêu những người đã truy cập vào các trang web có liên quan cao đến sản phẩm của bạn, kể cả đối thủ cạnh tranh.

blankLợi ích và rủi ro của một chiến dịch Remarketing là gì?

#1 Quảng cáo được nhắm mục tiêu (Targeted Ads)

Lợi thế lớn nhất của Remarketing là nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu để chỉ được hiển thị cho những người đã truy cập website của bạn. Không giống như quảng cáo PPC chuẩn, được hiển thị dựa trên từ khóa, những quảng cáo này được hiển thị hoàn toàn cho khách truy cập trang web của bạn. Điều này có nghĩa là bạn có thể nhắm mục tiêu người dùng tiếp tục theo hành trình của khách hàng và có nhiều khả năng tạo ra chuyển đổi hơn.

#2 Nhận thức về thương hiệu

Ngay cả khi người dùng không tìm các mua sản phẩm hoặc liên hệ với công ty. Quảng cáo Remarketing lại là một cách rất tuyệt để để giúp tăng nhận thức về thương hiệu. Hiển thị nhiều quảng cáo cho người dùng đang nghiên cứu về một ngành có thể họ có nhiều khả năng nhớ công ty của bạn.

Ngoài ra, quảng cáo của bạn có thể được hiển thị trên các website của một số công ty lớn, bao gồm cả Youtube. Điều này thúc đẩy hình ảnh tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp của bạn, ngay cả khi chuyển đổi không đến ngay lập tức.

#3 Giá thấp

Nếu bạn đã chạy chiến dịch Google Ads, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng Remarketing thực sự rẻ hơn quảng cáo trả tiền truyền thống. Nhiều chiến dịch Remarketing có chi phí chỉ bằng 1/3 so với chiến dịch tổng thể và tạo ra một tỷ lệ phần trăm chuyển đổi tốt.

#4 Quảng cáo hình ảnh

Remarketing cho phép bạn sử dụng cả quảng cáo hình ảnh cũng như quảng cáo văn bản. Điều này có nghĩa là bạn có thể tạo quảng cáo bắt mắt, trực quan, ấn tượng cho doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả của chiến dịch và có thể liên kết với hình ảnh thương hiệu.

Tuy nhiên, đây cũng là rủi ro. Nếu quảng cáo của bạn không được thiết kế tốt hoặc bạn chỉ sử dụng quảng cáo dựa trên văn bản, điều này có thể ảnh hưởng đến số lượng nhấp chuột bạn nhận được. Do đó, chúng sẽ ảnh hưởng đến số lượng chuyển đổi, dẫn đến ROI nhỏ hơn.

#5 Quản lý

Với Remarketing, tất cả đều cần quản lý thường xuyên. Có một số trang web không phù hợp với quảng cáo của bạn, chẳng hạn như trang web dành cho người lớn. Một số trang web này là một phần trong mạng quảng cáo của Google, vì vậy bạn cần phải thiết lập tài khoản của mình để bỏ qua những điều này. Mặc dù vậy, luôn luôn có các trang web lọt qua các bộ lọc nên bản cần loại trừ thủ công.

Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần chạy nhiều quảng cáo cùng một lúc và mỗi quảng cáo cần được theo dõi để phân tích kết quả. Phân tích này sau đó có thể được sử dụng để giúp định hình thêm chiến dịch. Tất cả những điều này đòi hỏi thời gian và công sức phân bổ nhân lực trong đội ngũ để quản lý.

>>Xem thêm: Inventory là gì? Hướng dẫn tính giá trị Inventory trong Marketing

lợi ích remarketing là gì

Khái niệm Retargeting. Sự khác nhau giữa Retargeting và Remarketing là gì?

Retargeting hay còn được biết đến là nhắm chọn lại, nó được sử dụng để tiếp cận lại khách hàng bằng các quảng cáo trả phí. Quảng cáo nhắm thẳng vào những khách hàng đã truy cập vào website tuy nhiên chưa có nhu cầu mua hàng. Khi họ rời khỏi website của bạn, họ sẽ thấy những quảng cáo sản phẩm của bạn trên các website khác. Quảng cáo Google sẽ cho bạn nhiều cơ hội Retargeting đến khách hàng, chỉ cần họ có sử dụng internet, họ sẽ bị quảng cáo bám đuổi theo sát.

Remarketing hay Retargeting đều có mục tiêu là tiếp cận lại khách hàng và thuyết phục họ quay trở lại website với mục đích cuối cùng là tăng tỷ lệ chuyển đổi. Điểm khác biệt của hai hình thức này chỉ ở hình thức thực hiện. Remarketing là thuật ngữ rộng và bao quát hơn Retargeting, nó được triển khai ở nhiều hình thức khác nhau. Remarketing được sử dụng nhiều trong Email Marketing, còn Retargeting sẽ sử dụng quảng cáo trả phí.

>>>Xem thêm: Marketing Research là gì? Lý do khiến Marketing Research trở nên quan trọng

Lời kết cho Remarketing là gì

Nếu hiểu rõ bản chất của mỗi chiến lược Remarketing là gì sẽ giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu và tăng cơ sở khách hàng của mình, là giải pháp để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện lợi nhuận của bạn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được Remarketing là gì cũng như tác dụng của Remarketing đối với doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công.

blank
mmo

Published at July 26, 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest post
Share article

Subscribe our newsletter

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Sign up with Google

blank
Related posts

Digital wallet insights.

We explore the future of digital finance and seamless transactions.