Publisher là gì? Bí quyết trở thành một Publisher thành công

Reading progress

Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết ngày càng phát triển và trở thành cơ hội cho những người muốn kiếm tiền online. Một trong những thuật ngữ thường nghe đến trong Affiliate Marketing chính là Publisher. Tuy nhiên, bạn đã biết Publisher là gì, một số loại Publisher phổ biến hiện nay, sự khác biệt giữa Advertiser và Publisher là gì? Hãy cùng mmo.com.vn tìm hiểu nhé.

Publisher là gì?

Publisher là gì?

Định nghĩa Publisher hay còn gọi là Affiliate, là một cá nhân hoặc công ty chịu trách nhiệm kết nối sản phẩm của nhà quảng cáo (Advertiser) với người dùng cuối (End-User). Publisher đóng vai trò trung gian cung cấp lưu lượng truy cập cho các Advertiser. Publisher có trách nhiệm quảng cáo để lôi kéo khách hàng, phân phối sản phẩm tốt nhất có thể để để có tỷ lệ chuyển đổi cao cho lưu lượng truy cập của họ.

Có nhiều loại Publisher khác nhau liên quan đến những gì họ làm và cách họ nhận được lưu lượng truy cập của họ như: những người mua phương tiện truyền thông, những người mua lưu lượng truy cập của họ trên mạng quảng cáo, những người có lưu lượng truy cập miễn phí từ trang web của họ, người làm Social Marketing – những người này thu thập lưu lượng truy cập của họ bằng mạng xã hội.

Vai trò của publisher trong xuất bản sách và nội dung số

Publisher là người đóng vai trò quan trọng trong việc xuất bản sách và phát triển nội dung số. Publisher là người chịu trách nhiệm trong việc quảng cáo, xúc tiến các chiến dịch để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Các loại hình publisher phổ biến

1. Đối tác PPC

Đây là những người có thể dùng tiền của mình để đạt lưu lượng truy cập đến website thông qua cơ chế PPC (Pay Per Click). Mặc dù họ có thể là một lựa chọn không khôn ngoan làm đối tác, chiến lược của họ có thể bị gian lận bởi những truy cập từ bot tạo ra click ảo chứ không phải người dùng thực sự.

Vì vậy, hãy chọn lọc các đối tác Affiliate Marketing của bạn kỹ càng, thiết kế một hệ thống có thể chặn các hoạt động của PPC bất hợp pháp và chỉ làm việc với các đối tác hợp pháp có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập chất lượng đến website của bạn.

2. Đối tác Social Media

Cách Publisher này rất linh hoạt và chuyên nghiệp trong việc sử dụng các nền tảng mạng trực tuyến khác nhau. Họ biết sử dụng các chiến lược phù hợp để mang lại các tương tác như like, share, hiển thị video… trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram…

3. Đối tác chuyên về phiếu giảm giá

Họ thu hút người mua với ưu đãi lớn là phiểu giảm giá và hot deal từ các thương hiệu. Họ có thể đăng quảng cáo hoặc gửi e-mail để nhắm mục tiêu khách hàng, thường là những người mua hàng trực tuyến hiểu biết và mong muốn mua được hàng hóa, sản phẩm với giá hời nhờ việc săn được các chương trình giảm giá.

4. Trang web dựa trên nội dung

Các KOL, Influencer có ảnh hưởng tương tự như nhau trong việc tạo ra lưu lượng truy cập vì họ có thể tạo được nội dung nhắm vào mục tiêu. Các blog nó về sản phẩm của bạn (sở hữu một bộ từ khóa tốt) hay các nội dung được chia sẻ từ những người có tầm ảnh hưởng chắc chắn sẽ đem về một lượng lớn lưu lượng truy cập đến website của bạn.

>>>Xem thêm: Influencer là gì? 4 tiêu chí để phân tích và đánh giá Influencer

5. Trang web so sánh mua sắm

Giống như một trung tâm thương mại lớn, những loại hình liên kết này thu thập nhiều loại sản phẩm khác nhau và đặt chúng trên một website duy nhất. Họ tận dụng nguồn cấp dữ liệu của Marketing trong việc đăng các mục, hiển thị kết quả dựa trên tìm kiếm của người dùng và liên kết từng mục trực tiếp với trang web của người bán tương ứng. Hình thức này mang lại tỷ lệ chuyển đổi rất cao.

Ví dụ cho loại hình này là 2 trang web so sánh thành công và hiệu quả: websosanh và sosanhgia.

Sự khác biệt giữa Advertiser và Publisher là gì?

  • Advertiser – nhà quảng cáo là công ty có sản phẩm quảng cáo như đăng ký CPA (Cost Per Action) hoặc ưu đãi ứng dụng, trò chơi CPI (Cost Per Install)… và dựa vào những người khác để quảng cáo hay bán sản phẩm quảng cáo cho họ. Đó là lý do Publisher tồn tại để quản lý quảng cáo và mang lại lưu lượng truy cập chất lượng cao cho Advertiser.
  • Advertiser là người trả tiền để quảng cáo của họ được hiển thị còn Publisher là người kiếm tiền từ việc hiển thị quảng cáo cho Advertiser. Chính vì vậy, Advertiser sở hữu hoặc kiểm soát sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế và hướng người dùng đến trang của Advertiser để thực hiện hành vi mua hàng hoặc tìm thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Tóm lại, Advertiser là nhà quảng cáo còn được gọi là nhà bán lẻ hoặc người bán. Họ kiếm tiền bằng ROI – tức là bằng cách bán sản phẩm được quảng cáo. Publisher là bên thực hiện quảng cáo, quảng bá các sản phẩm cho cho Advertiser.

Bí quyết để trở thành một Publisher thành công

Sau khi đã hiểu rõ Publisher là gì và những loại hình Publisher, bạn cần xác định hướng đi cho mình. Có rất nhiều con đường để trở thành một Publisher thành công nhưng điều quan trọng nhất là bạn cần kiên trì học hỏi và không được bỏ cuộc thì mới đạt được mục tiêu của mình. Cần ghi nhớ những bước sau:

1. Xác định rõ sản phẩm

Việc sản định sản phẩm ở đây là bạn cần hiểu rõ về sản phẩm bạn đang muốn làm là gì, như thế nào, ưu – nhược điểm của sản phẩm để có thể quảng bá những điểm mạnh của sản phẩm đến người mua.

Hơn nữa, bạn cũng tầm tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu là gì để target đúng tệp đối tượng. Nắm được những điều trên sẽ giúp bạn có một chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

2. Xác định kênh quảng bá sản phẩm/dịch vụ

Có rất nhiều kênh để bạn quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến người dùng, có thể là các kênh miễn phí hoặc trả phí. Các kênh miễn phí có thể là: blog, Youtube, SEO, các trang mạng xã hội… Các kênh trả phí có thể kể đến các nền tảng quảng cáo như: Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads… Hãy linh động sử dụng các kênh quảng cáo để phù hợp với với đối tượng khách hàng cũng như tối ưu ngân sách của bạn.

>>>Xem thêm: Facebook Ads là gì? Những điều cần biết về quảng cáo Facebook

3. Xác định Affiliate network để làm affiliate

Affiliate network chính là nơi bạn có thể lấy sản phẩm, dịch vụ để quảng bá. Hiện nay, bạn có thể làm affiliate cho rất nhiều network khác nhau như: Amazon, Clickbank, Shareasale…

4. Xây dựng nội dung

Sau khi xác định được kênh bán hàng, một trong những công việc quan trọng nhất của Publisher là xây dựng nội dung thu hút khách hàng. Nếu bạn đăng tải thông tin thường xuyên nhưng không thấy phản hồi tích cực nào thì có thể do nội dung của bạn chưa thu hút được khách hàng. Một content hay phải là content chạm đúng insight khách hàng, nhắm đúng vào vấn đề khách hàng đang gặp phải và hướng đến giải pháp giải quyết vấn đề đó. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu họ cần gì, từ đó mới có thể thuyết phục được người mua.

Trên đây đã là những chia sẻ về Publisher là gì, họ là ai… Hiểu được các loại Publisher khác nhau giúp Advertiser có chiến lược phù hợp với một Publisher cụ thể. Điều này giúp Advertiser phát triển kênh theo đúng chiến lược cũng như lộ trình phát triển để thực hiện các chiến thuật tinh vi hơn cho tăng trưởng và tối ưu hóa. Vi vọng bài viết sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi Publisher là gì hoặc đang có ý định dấn thân vào làm Publisher.

blank
mmo

Published at August 2, 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest post
Share article

Subscribe our newsletter

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Sign up with Google

blank
Related posts

Digital wallet insights.

We explore the future of digital finance and seamless transactions.